Hương khói, thờ cúng là nét văn hóa tâm linh của con người. Tuy biết đến và thực hiện tục hương khói, thờ cúng nhưng không phải ai cũng biết được lịch sử phát triển và những điều cần chú ý khi thắp hương. Vậy, nên thắp hương vào lúc nào và nên tránh những gì khi thắp hương? Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn nhé!
Thủ tục thắp hương có từ bao giờ?
Thủ tục thắp hương theo lịch sử ghi lại đã có từ những năm 3700 TCN và nguồn gốc đất nước xuất phát đó là từ Ấn Độ. Tại Ấn Độ lúc bấy giờ thì các hình vẽ và những chạm khắc trên tường được sắp xếp theo các thứ tự giống như trong nhà.
Theo lịch sử, cho đến năm 618 đúng vào thời nhà Tần thì có 1 vị tăng đã đem sang nước Trung Quốc trầm hương. Bắt đầu từ đó thì thủ tục đó bắt đầu phát triển hơn rất nhiều. Nó không chỉ nằm lại ở Trung Quốc mà đã có mặt ở các nước láng giềng khác nữa trong đó có Việt Nam.
Và cho đến ngày nay tại Việt Nam thì việc lập bàn thờ, nghi thức thắp hương đã trở thành một thủ tục không thể nào thiếu được. Đặc biệt là trong các ngày lễ thờ cúng như ngày rằm, đầu tháng, hay ngày giỗ tết, đám cưới, đám tang, tân gia,… Nó giống như việc phải cần thắp hương thì mới có thể đảm bảo đầy đủ các nghi thức thờ cúng vậy.

Ý nghĩa của việc thắp hương
Bạn có biết việc thắp hương có những ý nghĩa như thế nào không? Thực chất, thắp hương mang tính thiêng liêng và cực kỳ tâm linh. Hành động thắp hương giống như một sự khấn vái thành khẩn của người còn sống đối với những người đã khuất. Nó giúp cho con người thể hiện được lòng thành khẩn một cách ý nghĩa nhất.
Thắp hương khấn vái cũng khiến cho những mong muốn, những mơ ước đối với ông bà tổ tiên chân thành hơn. Giúp cầu được ước thấy.
Ngoài ra hành động này cũng giống như việc gọi người đã khuất trở về và mong muốn được đoàn tụ cùng gia đình, cùng họ hàng trong không gian ấm cúng.
Ý nghĩa của số nén hương
Mỗi số nén hương khi thắp lên bàn thờ có những ý nghĩa hoàn toàn khác nhau. Dưới đây là giải thích một ô ý nghĩa của số lượng các nén hương mà bạn có thể tham khảo qua nhé!
- 1 nén là lòng thành kính
- 2 nén là thể hiện sự tiễn đưa, phúng viếng
- 3 nén là sự quan niệm khác nhau, lời cầu mong an lành

Theo ý nghĩa triết tự phật có thể xem là những ý nghĩa cơ bản như sau:
- Tam bảo (Phật – Pháp – Tăng)
- Tam giới (Dục giới – Sắc giới – Vô sắc giới)
- Tam thời (Quá khứ – Hiện tại – Tương lai)
- Tam vô lậu học (Giới – Định – Tuệ)
Đối với những bàn thờ gia tiên trong gia đình hay là các bàn thờ nhỏ thì chỉ nên thắp 1 nén hương là đủ và tốt nhất. Bởi nó giúp thể hiện được lòng thành kính cũng như sự biết ơn đối với ông bà tổ tiên.
Nên thắp hương vào lúc nào trong ngày?
Một câu hỏi mà nhiều người thắc mắc đó là nên thắp hương vào lúc nào trong ngày? Thường thì theo quan niệm trong phong thủy, thời điểm thắp hương tốt nhất trong ngày đó là sáng sớm. Đây là khi không gian thanh tịnh, là thời điểm thích hợp giúp thể hiện lòng thành kính cũng như lên nến hương mới cho 1 ngày đầy may mắn và thể hiện bản thân luôn tưởng nhớ đến ông bà tổ tiên.

Trong nhà nếu có bàn thờ thổ công, bàn thờ phật, bàn thờ bà cô,… thì mỗi ngày cần lên nén hương để thể hiện được lòng thành kính cũng như giữ cho bàn thờ không bị lạnh trong không gian của gia chủ nhé!
Cách thắp hương đúng
Điều bạn quan tâm không chỉ là nên thắp hương vào lúc nào mà còn là thắp hương thế nào cho đúng. Có nên thắp hương vào buổi tối?
Xưa nay theo phong tục của người Việt Nam thì thắp hương cũng giống như văn hóa ứng xử. Thứ nhất về số lượng hương thắp đúng chuẩn nhất là số lẻ. Bởi theo thực tế, số lẻ đem lại nhiều may mắn hơn trong quan niệm của phong thủy và tâm linh. Một lưu ý nữa đó là không nên thắp hương vào buổi tối nhé!
Có nên thắp hương hàng ngày không?
Nhiều người thắc mắc không biết thắp hương hằng ngày có tốt hay không? Thực chất theo quan niệm tâm linh, gia chủ nên lên hương hằng ngày trên bàn thờ trong nhà bởi nó có tác dụng giúp cho bàn thờ gia tiên luôn được giữ ấm và ông bà gia tiên luôn được ở bên con cháu, được tưởng nhớ đến mỗi ngày.
Hương khói trong không gian bàn thờ sẽ đem lại sự nhẹ nhàng, an nhiên hơn cho gia chủ. Từ đó, sự tưởng nhớ và sự liên kết âm dương trong gia đình cũng thực sự được gắn kết hơn rất nhiều.
Một số lưu ý để biết cách thắp hương đúng chuẩn
Tuy việc thắp hương cần làm hằng ngày và quen thuộc tuy nhiên không phải ai cũng hiểu hết những điều cấm kỵ. Dưới đây là một số lưu ý mà bạn nên ghi nhớ để đảm bảo thắp hương đúng chuẩn nhất nhé!

- Khi thắp hương để đình miếu thì cần có bài văn khấn. Bởi vì theo thông thường việc thắp hương để đình miếu này có động đến nhiều vong linh, nếu như không có bài khấn cụ thể sẽ khiến cho các vong linh kéo đến và lẫn lộn rất phức tạp.
- Lưu ý tiếp theo đó chính là việc thắp hương ở bàn thờ tổ tiên. Bạn cần phải dùng hai tay giữ hương, cần cắm hương xuống bát đứng thẳng và tạo chân chắc chĩa 3 que hương thành hướng. Khi lên hương thắp vào những ngày lễ tết cần phải đợi cho nén hương cháy quá nửa cây mới được hạ lễ xuống nhé!
Cách thức tỉa chân nhang
Thắp hương và lên nhang là điều mà gia chủ cần học rất nhiều. Hãy đảm bảo rằng luôn giữ cho chân hương và bàn thờ sạch sẽ, thường xuyên lau dọn. Và đặc biệt là tỉa chân nhang. Dưới đây là các bước tỉa chân nhang mà gia chủ nên tham khảo qua:
Trước tiên cần chuẩn bị các dụng cụ đảm bảo làm sạch, mới và chuyên dùng để vệ sinh bàn thờ. Đó là những dụng cụ cơ bản như sau: rượu gừng, nước hoa, vải sạch, chậu nước sạch, khăn lau,… Tiếp theo tiến hành theo các bước sau đây:

Bước 1
Trước hết bạn cần lên hương để xin tổ tiên ông bà tả chân nhang. Cần chờ cho nhang cháy hết rồi mới thực hiện nhé!
Bước 2
Tiếp đến hãy để tấm vải sạch để đựng chăn nhang cũ cho vào. Sau đó dùng tay rút từng chân nhang, tránh làm gãy chân, chỉ nên tỉa số lẻ chân nhang trong bát thôi nhé!
Trong quá trình tỉa thì cần niệm để xin ông bà tổ tiên nhé!
Bước 3
Tiếp đến dùng khăn để thấm và lau sạch bên ngoài bát nhang. Lúc này nếu có nước hoa có thể thêm vào để tạo hương thơm nhé!
Bước 4
Bước tiếp theo bạn cần vệ sinh luôn các bộ phận khác của bàn thờ. Nên vệ sinh cả bình đựng hoa, lau bụi bàn thờ, lau rửa chén đựng nước và cả những khay đựng hoa quả nữa.
Bước 5
Cuối cùng thì chỉ cần đem chân nhang hóa thành tro. Và đương nhiên bạn phải thả chân nhang ở những nơi nước sạch và không có rác uế nhé!
Đó là toàn bộ các bước tỉa chân nhang mà bạn có thể tham khảo qua. Những điều này thực chất gia chủ cần lưu ý để có thể biết cách chăm chút cho bàn thờ gia tiên trong nhà một cách chu toàn nhất nhé!
Trên đây là toàn bộ những giải đáp về việc nên thắp hương vào lúc nào và nên thắp như thế nào mà bạn có thể tham khảo qua. Hãy biết cách giữ chân hương và bàn thờ luôn sạch và ấm cúng để thể hiện lòng thành kính với tổ tiên ông bà nhé!